“Phá bẫy” từ nhà tuyển dụng dễ dàng như trở bàn tay!

Phỏng vấn luôn là một vấn đề mang đến nhiều lo lắng cho người , dù cho đó là người đã có kinh nghiệm phỏng vấn. Bởi lẽ cũng như bạn, hầu hết ứng viên đều hoang mang về cách vượt qua các câu hỏi bẫy từ nhà tuyển dụng – những câu hỏi đầy đánh đố, đòi hỏi sự phản ứng nhanh nhạy, thông minh của ứng viên.

Những câu hỏi đầy đánh đố luôn đòi hỏi sự phản ứng nhanh nhạy, thông minh của ứng viên
Để giải quyết vấn đề này, Nhanh xin được gợi ý giúp bạn một số câu hỏi bẫy mà nhà tuyển dụng hay sử dụng và cách vượt qua nó nhé!

1. Giới thiệu đôi nét về bản thân

Thoạt nghe có vẻ đây là một câu hỏi hết sức đơn giản nhưng thực sự thì không phải thế. Nhiều ứng viên đã vô cùng lúng túng khi được nhà tuyển dụng yêu cầu giới thiệu về bản thân họ. Mục đích của câu hỏi này chính là nhà tuyển dụng muốn xác định thái độ ứng viên, cách giữ tinh thần cũng như sự đánh giá của ứng viên về chính bản thân họ.

Cách xử lý cho câu hỏi này là hãy trả lời thật ngắn gọn, súc tích, rõ ràng và một phong thái tự tin, đĩnh đạc. Nói sơ lược về thông tin bản thân sau đó nói về những công việc mà bạn đã trải qua gần đây, đồng thời nhấn mạnh bạn có những kinh nghiệm gì cho vị trí ứng tuyển. Hãy cố gắng nói về bản thân mình trong khoảng từ 1 đến 2 phút thôi nhé!

2. Dùng một từ để miêu tả bản thân bạn

Đây cũng là một câu hỏi bẫy của nhà tuyển dụng để xem bạn cảm thấy mình tự tin nhất về điều gì của bản thân. Một ứng viên có hay không có năng lực đều sở hữu cho mình những điểm mạnh, điểm yếu nhất định. Thế nhưng khi đặt họ vào hoàn cảnh chỉ được phép dùng 1 từ để nói về chính họ thì họ thường sẽ rất chân thật để trả lời.

Nhà tuyển dụng sẽ dựa vào câu trả lời của bạn để xem bạn có phù hợp với công ty hay không. Bạn cá tính hay tự tin? Bạn nghiêm túc hay chăm chỉ?,… Hãy trả lời thật thận trọng câu hỏi này và nên xem xét đâu là phẩm chất phù hợp với vị trí công việc nhất. Chẳng hạn nghề kế toán cần sự cẩn thận, thiết kế cần sáng tạo,… Tuy nhiên cũng phải liên hệ với thực tế bản thân mình vì nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng nhận ra ngay nếu bạn cố tình nói dối.

3. Tại sao bạn nghỉ việc?

Đối với câu hỏi này, điều đầu tiên nên nhớ rằng đừng bao giờ nói xấu về công ty cũ.

Cách tốt nhất là hãy chuẩn bị cho mình một lý do chính đáng trước khi đi phỏng vấn. Chẳng hạn bạn muốn học hỏi nhiều hơn về lĩnh vực này, bạn muốn một môi trường cạnh tranh và thăng tiến hơn, bạn muốn một nơi làm việc gần nhà để dễ chăm sóc gia đình,…

4. Điểm mạnh, điểm yếu của bạn là gì?

Khi đưa ra câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết bạn sẽ phát huy những thế mạnh và hạn chế yếu điểm của mình để phù hợp với yêu cầu công việc. Đây cũng là một câu hỏi bẫy của nhà tuyển dụng được sử dụng rất nhiều trong phỏng vấn.

Nhiều ứng viên cho rằng nhà tuyển dụng nào cũng sẽ thích một người hoàn hảo, cầu toàn nhưng thực tế lại khác, chẳng có ai là người hoàn hảo cả và nhà tuyển dụng cũng không cần đến một câu trả lời quá tích cực. Hãy nói về điểm mạnh của mình và thừa nhận điểm yếu nhưng đừng quên nói về cách khắc phục điểm yếu. Nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ hài lòng với điều đó hơn là một câu trả lời hoàn toàn không có điểm yếu.

Có rất nhiều câu hỏi bẫy từ nhà tuyển dụng, thế nhưng trên đây là một bẫy mà ứng viên sẽ rất hay gặp khi tham gia phỏng vấn. Hãy luôn bình tĩnh, tự tin khẳng định mình trong phỏng vấn, thành công sẽ đến tìm bạn đấy!

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *