Các quy định trách nhiệm của kiểm toán chưa chặt chẽ

Theo bà Nhung, nếu chỉ bị đình chỉ tư cách, hay bị đình chỉ hành , thì những mức xử phạt này so với những gì mà viên gây ra trong thời gian qua là không tương xứng. Thị trường đòi hỏi kỷ luật cao hơn như bồi thường trách nhiệm, hay xử lý về mặt hình sự.

Hiện pháp luật quy định chưa rõ ràng về trách nhiệm của kiểm toán viên khi có sai sót trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp, trong khi thị trường kỳ vọng vào vai trò của kiểm toán viên và đòi hỏi việc xử phạt đối với những vi phạm về kiểm toán phải tương xứng hơn, theo bà Lê Thị Tuyết Nhung, Phó vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán, Bộ Tài chính.

Các diễn giả thảo luận tại hội thảo.

Tại hội thảo “Tương lai ngành kiểm toán” do Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) và Hiệp hội Kế toán công chứng Anh quốc (ACCA) tổ chức tại TPHCM hôm 26-9, bà Nhung cho biết, qua một số vụ việc vừa qua (như kiểm kê hàng tồn kho của Công ty gỗ Trường Thành bị thiếu hụt gần 1.000 tỉ đồng – PV), có nhiều ý kiến đổ lỗi cho ngành kiểm toán.

“Sau vụ việc này, chúng tôi cũng suy nghĩ phải chăng quy định hiện nay chưa chặt chẽ, việc quản lý chưa tới, hay đội ngũ kiểm toán viên còn thiếu sót về mặt chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp”, bà Nhung nói.

Về quy định, bà Nhung cho biết, theo Luật Doanh nghiệp, ban quản lý doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về báo cáo tài chính, có nghĩa là nếu có sai sót trong báo cáo tài chính thì doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước tiên. Nếu kiểm toán có ý kiến loại trừ hay thắc mắc, trách nhiệm vẫn thuộc về công ty niêm yết, và công ty kiểm toán có trách nhiệm giải trình.

Trên thực tế, có nhiều trường hợp kiểm toán viên không gian dối, nhưng họ không phát hiện ra vấn đề của doanh nghiệp nên đưa ra kết luận không đúng, chứng tỏ non kém trong nghề nghiệp, không đáp ứng được kỳ vọng của thị trường. Tuy nhiên, luật quy định kiểm toán không có trách nhiệm phát hiện, tìm kiếm gian lận của doanh nghiệp. Trong quá trình kiểm toán, nếu phát hiện gian lận thì kiểm toán viên phải báo cáo.

Về mức phạt, nếu kết quả điều tra cho thấy kiểm toán viên có thông đồng với khách hàng để làm gian dối báo cáo tài chính thì phải chịu trách nhiệm hình sự. Nếu vi phạm thông thường, kiểm toán viên chỉ chịu trách nhiệm hành chính, như bị đình chỉ tư cách,… Và mức xử phạt hành chính cao nhất là 100 triệu đồng. Cho đến nay, các kiểm toán viên chủ yếu bị xử phạt hành chính.

Theo bà Nhung, nếu chỉ bị đình chỉ tư cách, hay bị đình chỉ hành nghề kiểm toán, thì những mức xử phạt này so với những gì mà kiểm toán viên gây ra trong thời gian qua là không tương xứng. Thị trường đòi hỏi kỷ luật cao hơn như bồi thường trách nhiệm, hay xử lý về mặt hình sự.

Trong vụ việc Công ty gỗ Trường Thành (TTF) vừa qua, Ủy ban Chứng khoán nhà nước (UBCKNN) đã làm việc với Công ty kiểm toán DFK Việt Nam (công ty đã kiểm toán báo cáo tài chính của TTK trong thời gian 2011-2015). Sau đó, UBCKNN đã công bố đình chỉ tư cách của hai kiểm toán viên thuộc DFK.

Theo bà Nhung, Vụ Chế độ kế toán và UBCKNN đang và sẽ tiến hành kiểm tra một số công ty, tập trung vào những nơi dễ có rủi ro, trong đó có kiểm tra những công ty kiểm toán liên quan đến một số vụ việc vừa rồi, như công ty kiểm toán liên quan đến vụ việc Công ty cổ phần mỏ và xuất nhập khẩu khoáng sản miền Trung (MTM).

“Sắp tới sẽ có những công ty phải rời danh sách các công ty kiểm toán được phép kiểm toán công ty đại chúng”, bà Nhung khẳng định, và cho biết thêm điều này cho thấy yêu cầu ngày càng chặt chẽ hơn đối với các công ty kiểm toán, nên họ phải thận trọng trong việc đưa ra ý kiến đối với các báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, theo bà Nhung, nghề kiểm toán viên cũng có những hạn chế nhất định mà xã hội chưa hiểu hết, đó là kiểm toán viên hiện vẫn dựa trên việc kiểm mẫu, và thời lượng ra báo cáo cũng không cho phép kiểm toán viên có thể phát hiện hết gian dối của doanh nghiệp.

Chất lượng kiểm toán chưa đồng đều

Điều chúng tôi mong muốn là các công ty kiểm toán phải có chất lượng đồng đều. Hiện nay, khi đọc báo cáo kiểm toán của các công ty kiểm toán khác nhau, chúng tôi nhận định mức độ chi tiết mà các công ty kiểm toán đưa ra chưa rõ ràng, chưa đồng đều. Có những công ty kiểm toán ghi rất rõ ràng, nhưng có những ý kiến của công ty kiểm toán mà chúng tôi phải yêu cầu giải thích nhiều lần mới có thể hiểu được tại sao kiểm toán lại đưa ra ý kiến như thế trong báo cáo tài chính.

Là cơ quan quản lý, chúng tôi muốn có những thông tin đầy đủ và sớm để có những quyết định nhanh, cảnh báo sớm để hạn chế ảnh hưởng đến nhà đầu tư, nhưng có những trường hợp giải thích của kiểm toán không rõ ràng, nên chúng tôi không thể đưa ra quyết định ngay đối với công ty niêm yết, nên ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà đầu tư. Do đó, chúng tôi mong muốn các công ty kiểm toán cần đưa ra ý kiến càng chi tiết càng rõ ràng càng tốt để bảo vệ nhà đầu tư cũng như đảm bảo trách nhiệm của một công ty kiểm toán.

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *