Giám đốc bệnh viện: Là người giỏi chuyên môn hay quản lý?

Thực tế đó khiến nền y tế Việt Nam còn nhiều lỗ hổng về phương diện , điều hành và không thể phát triển được.

Tại hội nghị tăng cường công tác quản lý bệnh viện hôm 18-8-2016, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết xu hướng bổ nhiệm là sẽ không đặt nặng yếu tố mà quan trọng là năng lực quản trị. Trong ngành y tế, để thay đổi quan điểm này là không dễ. Dưới đây là góc nhìn của người trong cuộc.

Ở Việt Nam hiện nay có tình trạng rất khó bổ nhiệm giám đốc bệnh viện, đặc biệt là ở các bệnh viện công. Đã có hẳn những buổi hội thảo lớn về vấn đề này.

Nhìn chung ở nhiều lĩnh vực, Việt Nam khác hẳn các nước (nhất là các nước phát triển) khi rất nhiều giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, tức những người rất giỏi về chuyên môn lại không làm chuyên môn mà chuyển sang hẳn lĩnh vực quản lý, một lĩnh vực mà họ không hề giỏi, không có kinh nghiệm và không thật sự tâm huyết.

Xét riêng trong lĩnh vực y tế, việc làm tréo ngoe này khiến cho khía cạnh chuyên môn thiếu những người tài để giảng dạy, điều trị và nghiên cứu. Ở các bệnh viện có quá nhiều những người làm công việc quản lý nhưng không giỏi về quản lý. Điều này dẫn đến việc điều hành hoạt động của bệnh viện gặp nhiều khó khăn, tạo nhiều lỗ hổng trong quản lý, việc sử dụng nhân viên ở các vị trí có nhiều bất cập mang tính hình thức và cảm tính.

Trong khi đó, ở các nước châu Âu, điển hình là Pháp, các thầy thuốc giỏi chuyên môn hay các giáo sư cũng chỉ giữ tới chức vụ trưởng khoa điều trị. Chức vụ giám đốc bệnh viện là dành cho những người chuyên về quản lý, họ được đào tạo từ những trường quản lý y tế và không cần phải là . Việc này cũng khá hay nhưng có một điều là những vị giám đốc này thường khá… khô khan, ít thấu hiểu tâm lý bệnh nhân và tâm lý của nhân viên y tế dưới quyền, dẫn đến xử lý vụ việc thiếu tình mà chỉ có lý.

Ở Mỹ cũng theo khuynh hướng trên nhưng những vị giám đốc vẫn là các thầy thuốc hiểu biết chuyên môn, họ được đào tạo thêm kỹ năng quản lý ở các trường quản lý y tế. Cái hay ở đây là họ hiểu được tâm lý bệnh nhân, tâm lý nhân viên nên xử lý công việc khéo léo hơn, có cả lý cả tình.

Với hoàn cảnh nước ta, nếu chọn được một vị giám đốc vừa giỏi chuyên môn – là giáo sư, tiến sĩ, lại vừa giỏi về quản lý thì quá tuyệt vời. Nhưng “nhân vô thập toàn”, điều này không dễ. Đặc biệt, quan niệm cho rằng người giỏi chuyên môn thì có thể làm mọi việc vẫn ăn sâu trong tư duy của nhiều người từ hơn 50 năm nay.

Do vậy, nhiều vị giám đốc bệnh viện không cần qua trường lớp quản lý y tế, hay có học qua nhưng học theo kiểu hàm thụ, tại chức, hợp thức hóa vị trí. Thực tế đó khiến nền y tế Việt Nam còn nhiều lỗ hổng về phương diện quản lý, điều hành và không thể phát triển được.

Việc sử dụng người có chuyên môn ở mức độ vừa phải thôi nhưng có khả năng và qua đào tạo về quản lý y tế, làm giám đốc bệnh viện, trong giai đoạn đầu có thể gặp nhiều khó khăn do nhân viên bệnh viện, nhất là các vị thầy thuốc có kinh nghiệm và có tuổi thường không khâm phục. Nhưng vạn sự khởi đầu nan, nếu không bắt đầu đi thì không bao giờ đến. Mọi sự thay đổi đều cần có lộ trình hợp lý.

Đã đến lúc chúng ta, bao gồm cả những người lãnh đạo và người dân thường, cần phải thay đổi quan điểm lựa chọn và nhìn nhận về một người giám đốc một cơ quan y tế, trong đó, hạt nhân là bệnh viện. Chọn người quản lý giỏi và có chuyên môn tốt hơn là chọn người giỏi chuyên môn mà yếu kém về quản lý. Hãy trả các giáo sư, tiến sĩ về đúng vị trí cần thiết của họ, tránh hiện tượng chuộng danh mà không chuộng tài như hiện nay.

Việc thay đổi quan niệm này biết là rất khó nhưng phải thay đổi, nếu không, nền y tế nói riêng và toàn bộ nền hành chính của chúng ta không chỉ không phát triển được mà còn gây nhiều hệ lụy.

BS. Nguyễn Hoài Nam – Giảng viên cao cấp Đại học Y dược TPHCM

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *